TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG RUỘT ĐỎ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG RUỘT ĐỎ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
Ngày đăng: 26/09/2018 02:23 PM

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng mô hình thí điểm trồng Thanh Long theo hướng tiêu chuẩn VietGAP ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có được những kết quả khả quan.

Vườn Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGap 

Mô hình chăm sóc Thanh Long theo tiêu chuẩn VietGap đem lại lợi ích gì? 

Nhiều hộ nông dân sau thời gian ứng dụng và tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã thu được lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với phương pháp canh tác thanh long trước đây. Đặc biệt là việc ứng dụng mô hình này đã thay đổi nhận thức của nhiều bà con nông dân về hướng sản xuất trồng trọt sạch, an toàn sản phẩm đảm bảo tốt về sức khỏe cho người tiêu dùng.

Ở Xã Bưng Riêng, huyện Xuyên Mộc địa phương có diện tích trồng thanh long lớn và đứng đầu tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Những năm gần đây, bà con nông dân ở địa phương, xã đã quen dần với việc thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với giống cây trồng chủ lực là thanh long, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cao của thị trường. Những hộ tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGap được hỗ trợ hơn 30% chi phí sản xuất, bà con được hướng dẫn kỹ thuật trồng, phân bón cho thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Văn Kinh (ở ấp 1, xã Bưng Riềng) – là một trong những hộ tham gia trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, cho biết gia đình đã trồng thí điểm 5 sào với 500 trụ thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Qua quy trình chăm sóc, phân bón cho thanh long và thu hoạch, ông nhận thấy trồng Thanh Long theo hướng VietGAP cây cho năng suất cao, ít sâu bệnh hơn, quả đẹp, ngọt, đặt biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng vì không dùng thuốc trừ sâu độc hại. Theo tính toán, sau khi trừ chi phí, gia đình thu về khoảng 100 triệu đồng/năm.

Ông còn cho biết thêm, thời gian đầu gia đình chưa áp dụng VietGAP, chưa nắm chắc các kỹ thuật chăm sóc và bón phân cho thanh long thì vườn Thanh Long của gia đình thường bị bệnh không còn hy vọng thu hoạch, Từ khi ông được học và nắm rõ kỹ thuật, chăm sóc thanh long theo hướng VietGAP và ứng dụng vào canh tác thì thấy hiệu quả là vườn thanh long cho năng suất cao hơn, ít bị sâu bệnh.

Theo ông nhận định, trồng và chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP bà con nông dân giảm chi phí từ 20-30% do giảm được lượng thuốc sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Được hướng dẫn chi tiết và làm đúng theo kỹ thuật, người làm vườn không phải sử dụng phân bón hóa học tràn lan, thuốc trừ sâu bệnh hại cây trồng. Do vậy, trái thanh long rất an toàn và sạch khi đến với người tiêu dùng.

Trên đây mới chỉ là một trong số ít hộ trồng và chăm sóc thanh long theo hướng VietGAP ở xã Bưng Riềng, với diện tích canh tác còn quá ít nên các hộ này chưa có được giấy chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Vậy nên gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm.

Những khó khăn trong việc áp dụng VietGap trong trồng và chăm sóc Thanh Long!

Theo số thống kê, hiện nay tỉnh tại Bà Rịa-Vũng Tàu mới có khoảng gần 10ha trồng và canh tác thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặc dù tại các xã có diện tích trồng thanh long trên địa bàn tỉnh đã thành lập được hợp tác xã chuyên thu mua sản phẩm của các hộ trồng thanh long, song do chưa có nhà sơ chế nên các sản phẩm thanh long của Bà Rịa-Vũng Tàu còn phải phụ thuộc vào thị trường Bình Thuận, dẫn tới tình trạng giá cả không ổn định. Băn khoăn lớn nhất hiện nay là sản phẩm của nông dân phải bán qua hai ba tay thương lái với giá thành không ổn định, do đó Tỉnh cần phải xây dựng nhà sơ chế thì sản phẩm thanh long của Bà Rịa-Vũng Tàu mới có thể xây dựng thương hiệu và có đầu ra ổn định cho bà con nông dân. Ngoài ra, hiện nay các hộ nông dân muốn đầu tư mở rộng diện tích trồng, chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP đều gặp khó khăn về vốn đầu tư, thiếu nguồn cung cấp thông tin thị trường.

Việc mở rộng diện tích canh tác trồng thanh long theo VietGAP cũng không dễ vì phải tuân thủ việc ghi nhật ký sản xuất, phải gửi các mẫu xét nghiệm đất, nước, phân bón… đạt tiêu chuẩn mới có thể trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để nhân rộng được mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn này thì thời gian tới, trước hết người trồng thanh long cũng như các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh phải tập làm quen với việc sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng những công nghệ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, như vậy mới có được sản phẩm an toàn, đảm bảo về chất lượng. Đây cũng chính là việc người nông dân góp phần vào việc xây dựng thương hiệu sản phẩm mà họ đã sản xuất ra. Ngoài ra việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, còn tạo được ý thức kỷ luật, ý thức về môi trường, tính cộng đồng, ý thức gắn kết trách nhiệm đối với sản phẩm mình sản xuất

 

Nguồn: phanbonlongphu.com

Zalo
Hotline