KỸ THUẬT TRỒNG VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY ĂN TRÁI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO CÂY ĂN TRÁI ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
Ngày đăng: 05/11/2018 11:43 AM

​​Trồng và chăm sóc vườn cây ăn trái như thế nào cho đạt hiệu quả trong kinh tế nông nghiệp. Bài viết dưới đây Phân bón Long Phú giới thiệu đến bà con một số kỹ thuật trồng cây và sử dụng lượng phân bón cho cây ăn trái cho phù hợp với từng loại cây trồng cụ thể.

phân bón cho cây ăn trái

 

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân cho cây ăn trái

Trồng cây ăn trái nhất là cây lâu năm được trồng và chăm sóc tốt từ khi còn nhỏ sẽ chóng ra hoa quả, tuổi thọ kinh tế dài. Khi trồng cây bà con cần lưu ý một số điểm sau:

  • Khi đào hố trồng cây nên để riêng đất mặt.
  • Đất mặt tốt cho cây sinh trưởng, bà con không nên bón phân tiếp xúc thẳng với rễ.
  • Đất dùng để bón phân cho cây trồng đã hoai có thể bón ngay dưới gốc cây.
  • Nếu đất bón phân cho cây ăn trái chưa hoai cần phải cho xuống đáy hố.
  • Lưu ý nên trồng cây ươm trong bầu sẽ cho tỷ lệ sống cao, cây phục hồi sinh trưởg nhanh, không bị chột.
  • Bà con không trồng khi có gió to hoặc trồng giữa trưa nắng. Cây mang ra phải được trồng ngay không để dãi nắng.
  • Chú ý không được làm vỡ bầu khi bóc màng linon từ vườn ươm.
  • Thời vụ trồng cây: miền Bắc tháng 3 vào mùa xuân, miền Nam trồng tháng 4 – 5 đầu mùa mưa.
  • Khí hậu ở nước ta mưa nhiều nên trồng non giúp bộ rễ phát triển nhanh, không bị bệnh nấm phá nơi cổ rễ. Nhưng sẽ dễ bị gió bão làm đổ cây vì vậy cần phải có cọc đỡ hoặc phải có hàng cây chắn gió. Ở  khu vực miền Nam, trên đất đồi về mùa khô, hạn thường nặng, bà con hay trồng dưới đáy một cái bồn (một loại vũng nhỏ) để dễ chống hạn. Trồng như vậy, về mùa mưa, nước khó thoát, một số cây sợ nước đọng như sầu riêng, bơ, mít dễ bị chết. Do đó chỉ trồng sao cho cổ rễ ngang với mặt đất và nếu trồng bồn thì phải có rãnh thoát nước cho bồn khi trời mưa.

Sau khi trồng cây xong, nếu không có mưa. Bà con phải tưới thêm 20–50lít nước tuỳ theo hố đào to hay nhỏ.

Cách sử dụng phân bón cho cây ăn trái đúng kỹ thuật

Bà con sử dụng phân bón cho cây ăn trái phải tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây để đưa ra lượng phân bón sao cho hợp lý nhất. Qua quá trình nghiên cứu thực tế cho biết số lượng chất dinh dưỡng được cây trồng lấy đi từ đất trong một năm của cây ăn trái như sau:

Chất đa lượng trong đất:

Kali: 150–250kg       Đạm: 120–200kg

Axit photphoric:         60–120kg      Vôi:     50–100kg

Lưu huỳnh:    15 – 40kg       Oxit magiê:    20–30kg

Chất vi lượng có trong đất:

Fe:      0,4–1,0kg       Zn:      0,2–0,3kg

Mn:      0,1-0,15kg     Bo:      0,07–0,1 kg

Cu:      0,4–0,6kg       Mo:      0,02kg

Tuy nhiên số liệu nói trên có thể thay đổi tuỳ theo từng loại giống cây trồng khác nhau, tuổi cây, vùng đất canh tác, thời tiết.

Tham khảo bài viết Bón phân hoá học cho cây ăn trái đúng cách

Sử dụng phân bón lót cho cây trồng:

Đại đa phần bà con chúng ta thường trồng cây ăn trái không có thói quen, tập quán bón phân lót rải khắp vườn khi cày, cuốc đât. Mà thường bà con làm vườn chỉ bón phân lót dưới hố cây được trồng. Đó là một trong những thiếu sót và hiểu sai về quy trình kỹ thuật trồng cây, vì sau khi đã trồng cây rễ cây sẽ ăn lan khắp mặt đất. Lúc này bón lân và kali sẽ khống có hiệu quả được nữa. 2 dưỡng chất này rất cần thiết khi cây đã lớn và già. Cày hay cuốc lật đất rồi bón rải rác thì đứt rễ nếu bón từng lỗ hay theo rãnh thì lân và kali không như đạm có thể di động dễ dàng tới chỗ có nhiều rễ cám. Tốt nhất nên bón phân sau khi cày vỡ rồi cày lật vừa bón dưới hố trồng, dùng chủ yếu phân hữu cơ, lân và kali. Bón thêm phân đạm chỉ khi đất quá xấu vì đạm dễ bị trôi và cũng dễ di động, không nhất thiết phải bón gần rễ cám.

Phân bón thời kỳ cây non chưa ra hoa trái

Ở thời kỳ này gọi là thời kỳ “kiến thiết cơ bản” thường 2–3 năm (ổi, táo, cam, quýt) đến 5–10 năm (nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, xoài, sầu riêng, măng cụt..,).

Thời kỳ này cây trồng đang xây dựng bộ rễ - thân – cành lá, nhất là xây dựng phát triển bộ rễ. Dưỡng chất cần thiết phải bón phân cho cây trồng là đạm, lân và phải bón đủ các loại phân này, lượng bón không cần nhiều. Khi cây còn nhỏ bón làm 3–4 lần trong 1 năm. Lượng phân tăng dần lên mỗi năm nhưng cũng không quá 1-1,5kg/1cây. Khi cây sắp ra hoa, dưới hố đã bón lót phân chuồng rồi thì không phải bón thêm kali nữa. Trong thòi kỳ kiến thiết cơ bản, năm nào cũng nên bón 1 lần phân chuồng (10kg–20kg mỗi cây) vì phân chuồng ngoài chất dinh dưỡng còn làm đất giàu thêm chất mùn, nếu khi cây đã ra hoa quả rồi bón thêm phân chuồng rất khó vì phải đào rãnh, xới đất làm đứt rễ; ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây.

Phân bón cho cây thời kỳ ra hoa kết trái

Lượng pha bón cho cây trồng thời kỳ này là quan trọng nhất và cũng khó nhất vì những lý do sau đây:

  • Khi ra hoa đậu kết trái cây cần tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng. Nếu thiếu dưỡng chất hoặc thừa chất hoa, trái non sẽ dễ bị rụng. Giai đoạn này bà con kết hợp bón phân chuyên dụng kích thích Vọt Hoa cho cây, để cây trồng phân hoá mầm hoa. Giảm hiện tượng rụng hoa và trái non.
  • Lúc cây trồng ra hoa, trái, bộ rễ đã ngừng phát triển, nếu đào hố, rãnh to đứt rễ, rễ mới sẽ không ra được kịp thời lúc này cây đang cần nhiêu nước, nhiều chất dinh dưỡng trái sẽ rụng.

​​

phân bón cho cây ăn trái

Công ty Phân bón Long Phú
Dòng sản phẩm kích vọt hoa - phân hoá mầm hoa

Để bón phân hợp lý bà con nên kết hợp với các phương pháp khoa học tiến tiến được huấn luyện từ các chuyên viên, chuyên gia trong lĩnh vực cây trồng từ hợp tác, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn như phân tích đất và tuỳ theo thành phần những chất dinh dưỡng trong đó, để bổ sung bón những dưỡng chất còn thiếu. Bên cạnh đó có những chất dinh dưỡng có mặt trong đất nhưng cây không hút được, nên phải bổ sung bằng phương pháp “chẩn đoán dinh dưỡng” tức là phân tích một khí quan nào đó của cây, ví dụ so sánh thành phần những chất dinh dưỡng trong đó có với thành phần thông thường và bón dựa theo những chất còn thiếu.

  • Bón phân sau khi kết trái bà con nên dùng các loại phân bón chuyện dụng cho cây ăn trái có hiệu quả nhanh để có được chất lượng trái cây tốt: Lớn trái - Bóng quả - Đẹp mã.
  • Khi trái trên cây sắp chín, và khi trái đã xúc tích nhiều chất dinh dưỡng như các loại cam, quýt, hồng,.. Lúc này nên cung cấp thêm dưỡng chất giàu Canxi Bo để giảm hiện tượng nứt trái, sượng trái sử dụng dòng phân bón trung lượng Canxi Max.​

Công ty Phân bón Long Phú
Dòng phân bón Lớn trái - Giảm nứt trái- sượng trái

Sử dụng phân chuồng cho cây ăn trái:

Phân chuồng rất cần thiết nhưng thường chỉ bón sau lúc thu hoạch vì 2 lý do chính:

  • Một là lúc này cây đã tạm ngừng sinh trưởng đứt rễ không gây hại lớn.
  • Hai là phân chuồng là thứ phân tác động chậm, chỉ có tác dụng tới hoa quả vụ sắp tới.

Tưới nước cho cây trồng

Nước vầ phân bón là hai yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng nhiều nhất tới sinh trưởng phát triển của cây ăn trái. Cần chủ động tưới hay tháo nước để đất có độ ẩm thích hợp cho cây quang hợp.

Yêu cầu của cây với độ ẩm đất

Theo khuyến cáo từ bộ nông nghiệp phát triển nông thông. Người ta thường phân biệt các loài cây ưa ẩm như sầu riêng, măng cụt,chôm chôm và các loài cây chịu hạn như điều (đào lộn hột), xoài. Trong các tài liệu hướng dẫn thường khuyến cáo nên trồng ở nơi có lương mưa thích hợp như chôm chôm yêu cầu lượng mưa 2000 – 5000mm/năm, còn xoài thì nên chọn những nơi có lượng mưa 500 – 1500mm/năm…

Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa kết trái vẫn cần tưới nước nhưng chỉ với lượng nước thích hợp, ít quá một số cây như sầu riêng, chôm chôm có thể chết, nhiều quá thì bộ rễ không phát triển được, rất có hại cho những giai đoạn phát triển sau. Nói chung tùy theo loại cây có thể từ 65 – 80% độ ẩm tối đa.

Khi cây lớn lên yêu cầu về độ ẩm cao hơn, lượng nước tưới cũng cần cao hơn. Trong một năm, tuỳ theo từng thời kỳ phát triển, yêu cầu về độ ẩm đất cùng khác nhau. Trước khi ra hoa và để kích thích sự hình thành hoa yêu cầu độ ẩm thường thấp. Một số cây như vải, chôm chôm, xoài nếu 1–2 tháng trước khi ra hoa gặp mưa thì không ra hoa mà ra đọt lá và không được tưới vào lúc này. Khi đã kết quả và đặc biệt khi quả lớn nhanh yêu cầu về độ ẩm cao nếu không quả sẽ rụng nhiều, chất lượng và sản lượng giảm mạnh. Nhiều nhưng không phải tối đa vì hoạt động của rễ bị ức chế sẽ gây rụng quả. Khi quả sắp chín, hoặc đương chín yêu cầu về độ ẩm lại phải thấp xuống, ít khi cần tưới và nếu độ ẩm cao chất lượng giảm, cây sẽ chín muộn.

Mua những dòng sản phẩm phân bón chuyên dụng cho cây ăn trái nói trên ở đâu

Trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật trồng và sử dụng phân bón cho cây ăn trái đạt hiệu quả kinh tế cao để bà con tham khảo có thêm những kiến thức mới trong trồng trọt thâm canh cây trồng của mình. Một trong những địa chỉ cung cấp các dòng sản phâm phân bón chuyên dụng cho cây ăn trái uy tín trên thị trường hiện nay là Công ty Phân bón Long Phú, đã có hơn 10 năm đồng hành cùng bà con trong kinh tế nông nghiệp trồng trọt. Mọi thông tin bà con vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây. 

Mọi chi tiết xin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email: ctylongphu@yahoo.com.vn
Website: www.phanbonlongphu.com

Zalo
Hotline